Thursday, July 30, 2015

BÌNH ĐỊNH: ĐẤT VÕ TRỜI VĂN & MÓN ĂN CỰC CHẤT

''Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định cầm roi đi quyền''
hay...
''Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi''




Dân Bình Định chắc hẳn ai cũng thuộc làu những câu ca dao ấy, nó in sâu vào trong kí ức từ những lời ru của Bà, của Mẹ.
Bình Định nằm ngay giữa lòng miền trung, mảnh đất địa linh nhân kiệt với thế núi hồn sông đã nuôi dưỡng biết bao bậc anh hùng hào kiệt cho đất nước. Núi liền núi, sông liền sông phong cảnh hữu tình là điều đã nuôi dưỡng tâm hồn của biết bao án văn, ý thơ cháy lên mãnh liệt ở mảnh đất này. Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu...rồi đến thế hệ những nhạc sĩ như Trịnh Công Sơn, Trần Long Ẩn...
Thế nhưng Bình Định còn được biết đến với những món ăn đặc sản mang đậm bản sắc văn hóa con người đất võ!



Mắm nhum Mỹ An, bánh xèo Mỹ Cang, bánh hỏi Diêu Trì... là những món bạn nhất định phải thử khi đến mảnh đất này.

1. Cua huỳnh đế là đặc sản của vùng biển Tam Quan và Ðề Gi (Bình Ðịnh). Cua đế có bộ áo giáp dày và cứng, màu vàng rực như hoàng bào, li ti gai nhọn xuôi theo thân, que và càng to, cạnh sắc lẻm như dao khác hẳn với các loại cua khác.

2. Bún chả cá Quy Nhơn: Điểm nhấn của món ăn là phần chả cá là được làm từ những cá thu thịt ngọt và phải quết sao cho miếng bánh chả láng mịn, tròn dày vừa phải, cùng nước lèo được nấu từ xương và đầu cá thu, trong veo, ngọt tự nhiên. 
16 đặc sản gây thương nhớ của Bình Định
Bún chả cá. Ảnh: An Huỳnh.
3. Bún tôm Châu Trúc không chỉ được nấu từ những con tôm tươi về mà còn phải tự làm bún để ăn kèm. Món bún này có vị thanh của nước dùng, ngọt của tôm, thơm của tiêu và giòn của bánh tráng. 
4. Gié bò là món ăn chế biến chủ yếu từ ruột non của bò. Cách chế biến món ăn cầu kỳ và có nhiều gia vị lạ. Đây không phải là món dễ ăn.
5. Bánh hỏi Bình Định ngon nhất là ở Diêu Trì (Tuy Phước). Bánh  thưởng được ăn kèm vơi thịt nướng song nếu gọi món này ở Diêu Trì, bạn sẽ được thưởng thức thêm hai món cháo và lòng. Món ăn nổi tiếng thơm ngọn này dự kiến sẽ được phục vụ tại nhà hàng của những dự án lớn như Sài Gòn Pearl, dự án vinhomes central park tại Tp HCM.
6. Mắm nhum Mỹ An: Nhum có nhiều loại. Loại dùng để muối mắm là nhum ta, màu đen. Mắm nhum có cách chế biến đơn giản nhưng tốn nguyên liệu. Một 100 kg nhum sống chỉ làm được chưa tới 2 kg nước mắm. Đây cũng là lý do loại mắm này hiếm có khó tìm.
16 đặc sản gây thương nhớ của Bình Định
Nhum không chỉ dùng để nướng, chiên, mà còn có thể làm mắm. Ảnh: An Huỳnh.
7. Nem chợ Huyện có vị dai dai, sần sật, chua chua, giòn giòn. Nem tươi đã ngon, nướng với than, ăn kèm với bánh, chả ram, rau mùi, tía tô, rau răm, chuối, khế xắt nhỏ, dưa leo, nước chấm (hoặc xì dầu) và vài múi tỏi, trái ớt càng tuyệt.
8. Rượu Bàu Đá có nồng độ rất cao, hơn 50 độ, uống nhanh say nhưng say rồi không thấy mệt. Muốn có rượu ngon, người nấu phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn nước, gạo, men, dụng cụ nấu, cộng với kinh nghiệm gia truyền.
9. Bún Song thằn sở dĩ có tên  như thế vì khi làm bún, người ta thường bắt dây bún từng đôi một. Bún song thằn thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao vì làm từ đậu xanh. Tuy nhiên, trung bình 5 kg đậu chỉ làm thành 1 kg bún, nên món bún này có giá thành cao.
10. Bánh ít lá gai là một loại bánh đặc sản của người dân Bình Định nói riêng và miền Trung nói chung. Nguyên liệu chính để làm bánh là bột nếp và lá gai. Bánh khi ăn mềm, dẻo cùng vị ngọt vừa phải rất ngon miệng.
11. Bánh xèo Mỹ Cang có các thành phần đều là đặc sản của địa phương. Gạo được xay từ loại lúa ở cánh đồng khu Đông. Tôm là loại tôm đất sống nước lợ ở đầm Thị Nại. Nước chấm được pha chế từ nước mắm nguyên chất... 
16 đặc sản gây thương nhớ của Bình Định
Bánh xèo Mỹ Cang. Ảnh: Tunt.N
12. Bánh dây có nguồn gốc từ thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn. Bánh được làm từ bột gạo cũ (gạo thu hoạch từ nhiều tháng trước). Bánh dây ăn cùng dầu hẹ và đậu phộng giã nhỏ, chấm nước mắm pha chua ngọt.
13. Tré Bình Định được tạo hình như những chiếc “cán chổi” nhỏ xíu. Đây là một trong những mồi nhậu của người dân bản địa khi uống rượu bầu đá. Nguyên liệu để làm nên tré là thịt tai, thịt đầu, thịt ba (heo) chỉ cùng với mè, thính, riềng, ớt, lá ổi non và tỏi.
14. Gỏi cá chình được chế biến khá công phu từ công đoạn chọn đến sơ chế và tẩm ướp gia vị. Món này ăn kèm bánh tráng nướng và nước mắm gừng.
15. Bánh tráng nước dừa là một trong những đặc sản được nhiều người yêu thích và mua về làm quà mỗi khi ghé Bình Định. Điều đặc biệt là bánh tráng dừa chỉ ăn riêng chứ không dùng kèm các món khác như bánh tráng mè thông thường.

Cafe1984...



Wednesday, July 29, 2015

TOP NHỮNG QUÁN CAFE ĐỘC NHẤT Ở SÀI GÒN

Sài gòn có muôn ngàn quán cafe trong khắp ngõ nẻo, nhưng chắc chắn bạn đã biết và từng ghé đến những quán cafe độc đáo này chưa. Hãy cùng Cafe1984 khám phá nhé!
Cà Phê "Bãi Biển":
Mới xuất hiện không lâu nhưng quán cà phê có diện tích chỉ khoảng ở quận 3 này đã kịp thu hút nhiều khách hàng ghé thăm, thậm chí nó còn gây ra một con sốt nho nhỏ trong cộng đồng những người mê sự mới lạ nhờ thiết kế chẳng khác một bãi biển nhân tạo của mình. Bước vào Coffee House, bạn sẽ được đắm chìm trong lớp cát biển trắng, dày 15cm với những vỏ sò, vỏ ốc được mang từ Nha Trang về.
Ngoài đem cát biển về Sài thành, quán còn xây cả một hồ nước nhỏ và có máy tạo sóng thế nên tại đây, thay vì tiếng nhạc, bạn sẽ được thư giãn bằng tiếng sóng biển rì rào và tiếng chim hải âu như thể đang ở biển đích thực. Đặc biệt, để đảm bảo cho khách có không gian thư giãn thoải mái, quán tuy rộng nhưng chỉ kê có 12 ghế bởi vậy nếu muốn có ghế ngồi, bạn phải đặt chỗ trước vài tiếng.
Hàng ngày quán đón hàng trăm lượt khách, chủ yếu là bạn trẻ. Họ đến không chỉ thưởng thức cà phê mà còn tận hưởng sự yên tĩnh, không gian mát lạnh và tha hồ nghịch cát, nghịch nước. Ngoài sự mới lạ về không gian, giá đồ uống ở đây cũng ghi điểm cộng với mức giá từ 20 – 35 ngàn/ phần nước.
quán cà phê, cà phê Sài Gòn
Quán cà phê này còn có máy tạo sóng, tạo cho khách cảm giác như ở biển đích thực.

Địa chỉ: Nguyễn Thị Minh Khai-Q.3-Tp HCM.

Sunday, July 26, 2015

TÓP 10 QUÁN CAFE KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI ĐẾN QUY NHƠN

1. Neo Cafe:




Quy Nhơn từ lâu được biết đến là vùng đất oai hùng với thế núi hồn sông, con người hiền hòa chân chất!
Ai tới thành phố Quy Nhơn cũng đều phải thừa nhận một điều, đó là Quy nhơn có rất nhiều quán cà phê. Cà phê buổi sáng hình thành gần như một thói quen của dân Quy Nhơn những năm gần đây, và trở thành một nét văn hóa cà phê.
Đôi khi, khách tới quán cà phê không chỉ để thưởng thức cà phê, mà còn là nhu cầu giao lưu, gặp gỡ nhau hằng ngày, trao đổi với nhau vài thông tin về những ngày đã qua, và những công việc sắp tới. Nếu nghĩ cho cùng, môi trường quán cà phê còn mang cả tính tế nhị, kín đáo, và tự tôn vốn có của người Việt.
Có những công việc, mức độ chưa đến phải tới tận cơ quan để gặp và giải quyết, hay thậm chí, chưa đến mức độ phải tới tận nhà riêng, thì ở quán cà phê, cả hai phía đều không có cảm giác như đang nhờ vả nhau, hoặc làm cho công việc muốn bàn trở nên quá nghiêm trọng. Quán cà phê giống như một môi trường tại hành lang vào giờ nghỉ giải lao của mỗi cuộc họp, ở đấy, mọi người rất thoải mái, rất tự nhiên, và tất nhiên, cũng rất hiệu quả.
Trong số rất nhiều quán cà phê ở Quy Nhơn, quán cà phê NEO số 148 đường Trần Hưng Đạo của KTS Nguyễn văn Khánh, do chính tay anh thiết kế không gian, nội thất và sân vườn…, là một trong những quán mang đậm phong cách kiến trúc, và tạo nên cảm giác rất đặc biệt, khó quên. Anh cũng là người thiết kế những công trình lớn tương tự như dự án vinhomes central park.
Màu chủ đạo của quán là đỏ và đen. Tạo nên một không gian cà phê rất ấm áp, làm cho li cà phê sữa ở đây như đặc sánh hơn, đậm đà hơn tất cả mọi chỗ khác. Bản đồ thành phố Quy Nhơn được nghiên cứu cách điệu thành chi tiết trang tri trên tường và tạo cảm giác 3D cũng rất ấn tượng. Hệ thống đèn chụp được đưa lên trần, tỏa ra những vòn tròn sáng lung linh, làm cho trần không còn là một tấm phẳng giới hạn không gian như những nơi khác…
Các bạn tiếp tục update vào đây để tìm hiểu những quán cafe đặc biệt khác ở Tp biển Quy Nhơn!

Sức Khỏe và Tâm Tịnh

Sức Khỏe và Tâm Tịnh
Alan Phan
peace-
6 May 2015
Một người bạn chuyển gởi bài viết của một nhà sư về Đông Y Dược. Tác giả quả quyết rằng nguồn gốc của sức khỏe thực sự là “tâm tịnh”. Khi khí huyết không đầy đủ, kinh mạch không thông suốt thì bệnh tật phát sinh. Giận nhiều hại gan, dâm nhiều hại thận, ăn nhiều hại ruột, ưu tư hại bao tử, phẫn nộ hại tim, sầu muộn hại tinh thần. Tệ nhất là hận thù, ghen tị… mầm mống của ung thư, bứu hạch…  Theo ông, nguyên lý căn bản của thiên nhiên là nếu còn bản chất tham , sân, si; con người không thể đạt được tâm tịnh. Và luật nhân quả rồi cũng thể hiện ngay trong đời mình.
Trên hết, tác giả còn nêu ra một nhu cầu cho sức khỏe là “phải vượt qua mọi nỗi sợ: sợ chết, sợ đau, sợ khổ, sợ mất mát, sợ thay đổi, sợ …vợ, sợ con, sợ nhân tình.. v.v…..
Bài viết không phải là một biện giải với nhiều bằng chứng khoa học; nhưng đọc xong, tôi thấy đồng cảm vô cùng trên nhiều bình diện, từ lý trí đến trực giác.
Ba năm nay, tôi liên miên bị bệnh tật lớn-nhỏ hành hạ, đủ loại, đủ kiểu. Chữa xong đám cháy này thì đám khác lại kêu gào. Nếu không có ý chí và kiên nhẫn học từ các thất bại 70 năm qua, có lẽ tôi đã mệt mỏi bỏ cuộc. Nhưng tất cả những rắc rối đó, có thể giải thích thật đơn giản: vì tâm mình chưa tịnh, chưa bình an? vì trong lòng vẫn còn nhiều độc tố của tham, sân, si?
Nói thì dễ, nhưng khi tôi trẻ hơn, với một tính xấu, luôn thích tìm tòi, thử nghiệm…để cố khám phá một chân trời nào mới lạ hơn, thì tâm tịnh là điều không tưởng. Tôi nghĩ nhiều bạn trẻ khác cũng chia sẻ vấn nạn này. Những khối công việc nặng nhọc, những dự án vinhomes central park là những thứ làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Cho nên, nếu để tránh mọi bệnh tật với một tâm linh phải “hư không hóa”, có lẽ nhiều người đành phải “chọn” bệnh tật vậy?
Ngay cả trong tuổi già, dù mọi tham, sân si gần như đã biến mất, tâm tịnh vẫn là một trạng thái khó đạt. Lấp ló ở phòng đợi của “thiên đường”, tôi vẫn thấy mình không sao thoát tục được. Vẫn còn chút giận dữ khi nhìn cái ngu xuẩn, của mình hay của người thân yêu, đêm đêm vẫn chút buồn với những giấc mơ không đạt đến, và ngày ngày vẫn chút ghen tị với sức khỏe của những người đồng lứa tuổi. Dĩ nhiên, tôi hiểu đây là cái giá phải trả cho cái tính cầu toàn…nhưng thay đổi quán tính của 70 năm vẫn là thử thách quá lớn.
Tuy nhiên, ở một lăng kính khác, tôi nghĩ tâm tịnh cũng cần một chút “nhân tính” để cân bằng.
Đừng cảm xúc quá độ đễ phẫn nộ hủy hoại trái tim, để trầm cảm tàn phá bao tử, hay để hận thù tạo nên ung thư…nhưng một con người “hạnh phúc” vẫn cần biết hoan lạc với một bản nhạc tuyệt vời, vẫn buồn nhớ xa xôi khi trời đổ mưa rào hay vẫn ham muốn lan man khi thả hồn theo mộng? Đời sống dù ở lối đi chậm nhất vẫn cần hơi thở hay di chuyển.
Năm ngoái, có chút thì giờ, tôi bay lên Omaha, Nebraska dự đại hội thường niên của Berkshire Hathaway. Cái đinh của sự kiện luôn là sự xuất hiện của thần tượng Warren Buffett trước sự cổ võ nồng nhiệt của hơn 40 chục ngàn cổ đông hiện diện. Khi bước lên sân khấu, ngài Buffett, có Bill Gates lẽo đẽo theo sau, vẫy tay cười tươi với cả vận động trường. Theo truyền thống, ông quăng một tờ báo vào 1 căn nhà do công ty Clayton của ông xây mẫu, nó rơi khá xa cho thấy sức ném của ông già. Ông la lớn,” Hello and Welcome Again” về phía VIP section, cho thấy tiếng nói còn nhiều sinh lực.
Nhìn ông, tôi không còn cái ấn tượng ngưỡng mộ về thành tựu hay tài sản hay danh tiếng của ông như những năm trước khi tôi còn trẻ và đầy tham vọng. Tôi chỉ có chút ganh tị là sao ông già hơn tôi 15 tuổi mà ông có thể khỏe mạnh và yêu đời đến vậy? Cảm giác này cũng hiện hữu khi tôi gặp chủ nhân một quán cà phê ở Little Saigon. Ông đã 82 tuổi nhưng rất nhanh nhẹn, tháo vát trong công việc…với một cánh tay rắn chắc và một cơ bắp nổi cộm từ eo bụng. Đây là những lúc tôi thấy mình thấp kém hơn nhiều người khác.
Từ những khoảnh khắc này, tôi mới hiểu lòng tham là một phần của sự sống. Đó là khởi đầu của mọi thứ xấu xa nhất, cũng như êm đẹp nhất, tùy lựa chọn và tùy thời điểm. Tôi thấy mình không còn tham muốn chút gì về quyền lực, danh tiếng, tiền bạc hay nhục dục, nhưng trong cái tuổi 70, mình vẫn ham muốn một sức khỏe dồi dào, sung mãn. Nó cho phép ta tận hưởng những thú vui, dù đơn giản và nhỏ nhặt, nhưng lại là lẽ sống để “moving on”, ngày qua ngày.
Sau cùng, biện luận theo trái tim và trực giác khác với phân tích sâu xa của lý trí. Có thể tâm tịnh chỉ là một hình thái của placebo effect trong việc chữa trị bệnh. (Placebo effect là một hiện tượng tâm lý hay dùng trong các thử nghiệm y học. Một nhóm người nghĩ là mình được điều trị bằng dược phẩm vẫn có thể tìm thấy tác dụng tích cực, dù rằng thực sự họ chỉ đã dùng nước lạnh hay thuốc ảo, không có một chất trị liệu nào). Nếu tịnh tâm chỉ là một tác động tâm lý thì nguồn gốc của bệnh tật vẫn là hữu cơ?
Một anh bạn lớn hơn tôi 5 tuổi, hăng say công việc, đi về châu Á liên tục như một executive mới hơn 30 tuổi. Anh nói kết quả không thành vấn đề, nhưng nếu không có cái đam mê kinh doanh này, chỉ ngồi thiền nhìn biển núi như một tu sĩ, chắc anh chết sớm theo vợ. Anh chắc chắn rằng tâm tịnh chỉ làm anh rối thêm. Cuộc sống bận rộn, nhiêu khê, áp lực…lại là “perfect” với anh, một lựa chọn lạ ở tuổi 75. Có lẽ DNA của anh đã được cấu trúc theo định mệnh này?
Nhưng dù thế nào, tâm tịnh vẫn là yếu tố quan trọng trong việc phát triển con người toàn diện của mình. Tâm có tịnh, tầm nhìn mới thông suốt và môi trường chung quanh hiển thị rõ hơn con đường đang chọn. Tâm có tịnh, mới gạn lọc đầy đủ kiến thức thật khách quan, khoa học, không để mây mù của cảm xúc, thiên kiến, giáo điều…vẩn đục. Tâm có tịnh, tinh thần mới sáng suốt minh mẫn để nhận ra những cạm bẫy của quyền lực tha hóa, ngụy trang dưới những chiêu bài tốt lành. Tâm có tịnh, sự hòa nhập vào Vũ Trụ mới thực sự được khơi dậy để biết định vị cho số phận nhỏ bé của kiếp người.
Tôi đành an ủi mình với câu nói về “tĩnh lặng” của Robert Kennedy,” Đôi khi chúng ta mong ước được sống ở một thế giới bình lặng hơn, nhưng không được. Nếu thời đại chúng ta có nhiều khó khăn và phức tạp; nó cũng chứa đựng nhiều thử thách và cơ hội”. (All of us might wish at times that we lived in a more tranquil world, but we don’t. And if our times are difficult and perplexing, so are they challenging and filled with opportunity).
Alan Phan

Saturday, July 25, 2015

Gót chân Asin, mũi tên của hoàng tử Paris và chiến thuật trong kinh doanh

Theo Thần thoại Hi Lạp, Asin (Achilles) là con của người anh hùng Pêlê và nữ thần biển Thêtix, mẹ của chàng suốt đời chỉ chăm lo cho con được trở thành bất tử để sánh vai với các vị thần. Nhưng một vị nữ thần kết duyên với một người trần thế thì không sao sinh ra được những đứa con bất tử. Sáu lần sinh con, Thêtix đều đem tôi vào trong lửa. Nhưng sáu đứa con đó chết ngay khi mẹ chúng vừa đưa chúng vào thử thách với ngọn lửa của thần Prômêtê. 
Đến người con thứ bảy là A-sin, nữ thần không đem tôi vào lửa nữa mà đem tôi vào nước của dòng sông âm phủ Xtích. Lần này thì nữ thần đã thành công. Nhưng tiếc thay khi tôi con vào nước sông âm phủ Xtích, bà đã quên không tôi chỗ gót chân của A-sin là nơi tay bà cầm. Vì thế Asin vẫn có thể chết, nghĩa là không thể bất tử vì chỗ đó.
Tôi bằng nước sông âm phủ Xtích rồi, nữ thần Thêtix vẫn chưa yên tâm. Bà lại đem A-sin tôi vào lửa. Lần này thì Pêlê đã để ý và theo dõi công việc của vợ mình. Đêm hôm đó thừa lúc mọi người yên giấc bà bèn đem A-sin tôi vào bếp lửa. Vừa lúc Thêtix đưa con mình vào ngọn lửa hồng thì Pêlê nấp ở phía sau nhẩy bổ tới và giằng lấy đứa con. A-sin thoát chết nhưng xương mắt cá chân bị cháy. 

Pêlê bèn giao con mình cho vị thần Xăngtor Khirông nhờ chữa chạy, nuôi dưỡng và giáo dục hộ. Vị thần này lấy xương mắt cá chân của người khổng lồ Đamixôx xưa kia vốn có biệt tài chạy nhanh, thay cho cái mắt cá chân bị cháy của A-sin. Vì thế mà sau này A-sin chạy nhanh không ai sánh kịp. Khirông còn cho A-sin ăn óc gấu và tim gan sư tử để cho chàng có sức mạnh và lòng dũng cảm . Vị thần này dạy cho A-sin mọi thứ võ nghệ , âm nhạc... và đến khi A-sin trưởng thành thì chàng đã trỏ thành một dũng sĩ giỏi toàn diện.
Khi cuộc chiến tranh thành Troy bùng nổ giữa người Hi Lạp và thành Troy, Asin trở thành một đại tướng Hilạp muôn người không địch nổi, lập nhiều chiến công vang dội. Trong một trận chiến, A-sin đã xúc phạm thần Apôlông. Vị thần này bèn hóa phép cho một mũi tên xé gió bay đi cắm phập vào gót chân A-sin. Đang chiến đấu say sưa, A-sin bỗng thấy nhói đau nơi gót chân. Chàng biết ngay số phận chàng đến đây là kết thúc bởi vì xưa nay với đặc ân của mẹ chàng ban cho, chàng không hề cảm thấy đau khi mũi lao đồng hay nhát gươm sắc đâm chém vào thân thể chàng. Chàng thu hết sức lực đưa tay xuống gót chân rút mũi tên ra rồi ngã vật xuống đất. Thế là người anh hùng con của Pêlê và nữ thần biển Thêtix từ bỏ cuộc chiến đấu sục sôi ra đi vào cõi vĩnh hằng.
Ngày nay, thành ngữ “Gót chân A-sin” người ta thường dùng chỉ để nơi hiểm yếu, nhược điểm của một con người, tổ chức hay một lực lượng nào đó. Đánh trúng, nhằm trúng “Gót chân Asin” có nghĩa là đánh trúng huyệt, nhằm trúng huyệt để hạ gục địch thủ của mình.
Chúng ta sẽ tiếp tục phần hai về câu chuyện dự án vinhomes central park
.

(Theo Greek mythology)

TOP 10 QUÁN CÀ PHÊ KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI ĐẾN ĐÀ LẠT

TOP 10 QUÁN CÀ PHÊ KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI ĐẾN ĐÀ LẠT (PHẦN 1)


Đà Lạt, một thành phố tráng lệ giữa rừng thông cao nguyên Lâm Viên, được tạo vật ưu ái cho nét đẹp hoa mĩ đầy e lệ, vẫn thường được xem như một vinhomes central park của Sài Gòn bởi khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm. Do vậy mà cũng không khó khăn gì cho chúng ta đi tìm căn nguyên giải thích cho việc Đà Lạt luôn níu kéo chân khách thập phương và “người xa muốn tìm đến, người ở thì không muốn ra đi”.
Đà Lạt không chỉ nổi tiếng về hoa, về thác, về những cánh rừng thông xanh bạt ngàn, mà còn về những quán cà phê nổi tiếng với những nét đặc biệt riêng khó cưỡng.
Đến Đà Lạt mà không thưởng thức cà phê thì coi như chuyến đi của bạn chưa thực sự trọn vẹn. Cà phê mọc lên khắp nơi và bạn có thể tìm thấy ở bất kỳ con đường, ngóc ngách nào trong thành phố, tuy nhiên thưởng thức cà phê sành điệu và đúng chất Đà Lạt thì không chỉ là từ vị cà phê ngọt đắng, mà còn là từ không gian quán, những nét thú vị độc đáo riêng, cung cách phục vụ của địa điểm mình lựa chọn ghé thăm.
1. Đà Lạt Night
Đà Lạt Night
Đà Lạt Night nằm ngay đầu đèo cửa ngõ vào thành phố Đà Lạt. Với vị thế trên cao nên từ quán có thể nhìn bao quát một góc thành phố. Quán đẹp nhất khi đêm về. Ánh sáng phát ra từ quán phảng phất hòa quyện lãng đãng trong hơi sương phố núi đầy thơ mộng. Trước đây người ta còn bảo bên dưới còn có “Hồ trái tim” do ánh đèn thì những nhà cửa san sát vô tình ghép lại mà thành.
Giữa quán có đặt một chiếc đàn piano cho khách đến đánh đàn. Bình thường quán bật nhạc, nhưng mỗi khi có vị khách nào cao hứng nghệ sĩ đến rải vài phím đàn thì chủ quán tế nhị tắt nhạc đi để tiếng đàn piano được trọn vẹn vang vọng trong khắp không gian quán. Tiếng nhạc du dương của piano cùng với một ly cà phê ấm áp, một tách trà nóng và ngồi tâm sự cùng bạn bè trong cái thời tiết se lạnh của thành phố Đà Lạt thì còn gì tuyệt vời gì bằng.
• Địa chỉ: 04, Khu vực Đống Đa, Đà Lạt
2. Rainy
Cafe Rainy
Cà phê sân vườn với không gian thoáng đãng, quanh khắp khu vực quán chen chúc các loại cây và hoa khác nhau.
Đặc biệt, bên trong có lắp đặt hệ thống phun mưa nhân tạo, chính vì vậy mà khi đến với Rainy bất kể mùa mưa hay nắng cũng đều có những đợt mưa len lỏi rớt xuống từ mấy tán dây leo trên mái nhà, chảy về hồ nước rộng với trang trí hòn non bộ đầy ý vị. Rainy là một khung cảnh tổng hòa giữa trang trí nhà vườn, cây cỏ, nước non và mưa. Quán nằm khá xa so với trung tâm thành phố, cho nên Rainy thực sự là không gian yên tĩnh, lãng mạng cho những người lớn ngồi nhâm nhi tách trà đánh cờ, là nơi tâm tình cho các cặp đôi đang trong mùa yêu đương, là địa điểm cho các bạn trẻ sở hữu những pose hình đẹp tại đây.
Địa chỉ: 24B/1 Hùng Vương, Đà Lạt.
3. Cung Tơ Chiều
Cafe Cung Tơ Chiều
Mang đậm chất cổ quái, ma mị, Café Cung Tơ Chiều nằm chơ vơ trên đỉnh đồi hoang vắng kế bên Dinh III – Biệt điện Vua Bảo Đại. Độc và lạ ở chỗ quán chỉ mở cửa vào buổi tối, khách muốn lên đến quán phải lần mò theo mấy tia sáng le lói đi ngược từ chân dốc lên đến đỉnh đồi. Cách phục vụ ở đây cũng không hiền hòa, thân thiện theo kiểu người Đà Lạt xưa nay, mà bạn sẽ được tiếp đón với một khuôn mặt “lạnh như băng”, có khi ngồi hàng giờ mà không có thức uống.
Điều khiến Cung Tơ Chiều hút khách chính vì chủ nhân của quán cà phê này – Cô Giang – Một người đàn bà đã ngoại tứ tuần với mái tóc lấp nửa mặt lúc nào cũng đầy bí hiểm lập lòe trong khói thuốc lá. Khách vào quán nếu nói chuyện to tiếng hay để chuông điện thoại đều bị cô đuổi thẳng. Cô độc diễn với cây đàn guitar, không cần micro, loa thùng, tăng âm hiện đại, mộc mạc, liêu trai, tiếng hát cô khàn khàn quyện vào tiếng đàn, giữa không gian ánh nến bập bùng khói thuốc, người đến đây như u mê đi nửa phần.
Địa chỉ: 27K Lê Hồng Phong, Đà Lạt.
4. Nhạc Quán Diễm Xưa Đà Lạt – Cafe "Điên"
Diễm Xưa Đà Lạt
Cách không xa trung tâm thành phố, Nhạc quán Diễm Xưa độc đáo mang phong cách cổ điển đậm tính nghệ sĩ với thứ âm nhạc gây nghiện bởi những tình khúc của Trịnh Công Sơn, cùng các ca sĩ, nhạc sĩ và cũng vừa là chủ quán. Đến với café Diễm Xưa bạn sẽ được sống trong không khí thân ái vừa mang tính gia đình, vừa là một hội quán của những tâm hồn đồng điệu với âm nhạc.
Diễm Xưa còn có tên gọi là “Điên”, hay cũng chính là cái khát khao cháy bỏng muốn điên một lần trong âm nhạc để dành vài phút trốn tránh thực tại cho cõi lòng thanh tịnh, là say với Trịnh để gác lại những muộn phiền nhân gian. Những người từ phương xa đến Đà Lạt muốn hòa mình vào không khí trầm lắng, tìm lại chút gì còn đọng lại của Đà Lạt xưa, muốn khơi gợi để ôm lại một lần quá khứ, hay những người sau những bước lãng du cùng cuộc đời muốn tìm thấy những giây phút quên lãng cuộc sống đầy lo toan ở ngoài kia để sống thật với tâm hồn mình, Diễm Xưa là sự lựa chọn khi quí khách dừng chân tại Đà Lạt.
Địa chỉ: 20 Khe Sanh, Đà Lạt.
5. Cà phê Tùng
Cà phê Tùng Đà Lạt
Cà phê Tùng tọa lạc ngay trung tâm thành phố sầm uất. Cà phê Tùng rất đỗi bình thường với không gian quán nhỏ, chật hẹp, hai dãy ghế cũ kĩ. Bình thường với độc một chất nhạc đã tồn tại ngót gần nửa thế kỷ nay: nhạc cổ điển, hòa tấu, nhạc tiền chiến của Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Nhạc Ngô Thụy Miên,… Chính vì cái điều bình thường đến giản đơn đó nên người ta mới chọn Tùng làm địa điểm ngồi nhấm nháp ly cà phê đậm vị ngồi ngắm nhìn dòng người hối hả ngoài kia. Không gian quán, các vật dụng, âm thanh và cung cách phục vụ đó như bước ra từ quá khứ, qua ngần ấy thời gian vẫn không thay đổi. Khách đến đây phần lớn là dân nghệ sĩ, từ nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ, nhiếp ảnh. Ngày nay vẫn còn có một người “điên” nổi tiếng hay lui tới quán chính là MPK – Phước “Khùng”. Cái nghệ danh khùng này chính là phần thưởng cho bao năm ông mòn mỏi lê gót từng ngóc ngách của Đà Lạt để giữ lại những hình ảnh của một thành phố đúng chất “Đà Lạt”, và người nghệ sĩ rong rêu thấy tự mãn với chất “khùng” đó!
Chọn cho mình một góc khiêm nhường trong quán, cùng với tách cà phê ấm nồng hương vị cao nguyên, bên ngoài khung cửa đã ngái ủ vàng ngoài kia là muôn hình vạn trạng của cuộc sống hối hả. Hai thế giới tồn tại song song qua một khung cửa, như hoài niệm cứ luôn xen kẽ với từng nhịp thở cuộc sống hôm nay. Đến Tùng Café để nhắc nhớ con người ta sống chậm lại để cảm nhận cuộc sống đầy ý vị, để thả mình, để thấy một Đà Lạt xưa trong ký ức vẫn hiện hữu đến hôm nay.
Địa chỉ: 06 Khu Hòa Bình, Đà Lạt.
Tiếp tục update 05 quán còn lại vào phần 2.